Sóng nhựa là gì?
Sóng nhựa hay còn được gọi với rất nhiều các tên gọi khác nhau như: Khay nhựa, thùng nhựa chữ nhật, rổ nhựa chữ nhật, nan nhựa vuông, kết nhựa, sọt nhựa trái cây, sóng cá, rổ lớn đựng cá,… tùy theo từng vùng miền và mục đích sử dụng sóng.
Sóng nhựa là một khối nhựa liền khối được đúc thành dạng hình hộp chữ nhật rỗng, hở nắp. Có tay cầm và có nhiều kích thước, màu sắc và kiểu dáng khác nhau. Sóng nhựa có diện tích đựng hàng tương đối lớn, tải trọng cao. Có thể chứa được khối lượng hàng hoá nhiều trong một lần vận chuyển
Chất liệu làm sóng nhựa thường là nhựa HDPE nguyên sinh hoạt đồng bền bỉ và an toàn.

Phân loại sóng nhựa
Phân loại theo cấu trúc sóng
Hình dáng, cấu trúc thì sóng nhựa gồm có 2 loại: Sóng nhựa hở (Khay nhựa hở) và sóng bít (Khay nhựa bít).
- Sóng nhựa hở (Khay nhựa hở, sóng nhựa rỗng): Là sóng nhựa có bề mặt các cạnh và mặt đáy dạng đan lưới. Nước và hơi ẩm có thể thoát ra ngoài qua các lỗ hở đan lưới này. Sóng hở thường có ứng dụng đa dạng hơn so với sóng bít, đồng thời giá thành cũng rẻ hơn.
- Sóng nhựa bít (Khay nhựa bít): Còn được gọi là thùng nhựa chữ nhật. Loại sóng này có bề mặt kín bít, lòng sóng trơn nhẵn và chất liệu nhựa khá dày. Sóng bít có khả năng chứa được nước và chống nhiễm điện cho các sản phẩm linh kiện điện tử.
Phân loại theo kích thước sóng
Sóng nhựa có khá đa dạng các kích thước khác nhau như: 1T0, 1T5, 1T9, 2T0, 2T2, 2T5, 3T1, 3T9, 4T5, 5T4.
Các kích thước này tương đương với chiều cao của sóng: 1T0 tức là sóng cao 1 tấc tương đương với 10cm. Tương tự 1T5 – 1,5 tấc – 15cm.
Trong đó kích thước 5T4 – 5,4 tấc – 54cm là loại cỡ đại, có kích thước lớn nhất trong tất cả các loại sóng nhựa.
Ngoài ra, sóng còn được phân loại theo các chi tiết kèm theo sóng như: Sóng quai sắt (Sóng trái cây); Sóng 5 bánh xe; Sóng 8 bánh xe,…
Ngoài ra tại Beli Group còn phân thành 2 nhóm sóng nhựa có kích thước dài và ngang khác nhau là: 626x424mm và loại 610x420mm.
Tham khảo một số mẫu sóng nhựa hở bán chạy nhất tại Beli Group








Cấu trúc sóng nhựa – thùng nhựa
Sóng nhựa là một sản phẩm nhựa liền khối, không chứa các mối hàn. Nhờ đó mà cấu trúc của chúng cực kỳ bền chắc. Có thể tải một lượng hàng hoá tương đối lớn mà các sản phẩm gia dụng như rổ, rá, thúng, sọt,,… trên thị trường không thể làm được.
Cấu trúc sóng bao gồm có phần khung, đáy, các mặt và tay nắm.
Khung sóng
Khung sóng thường được gia cố với các thanh nhựa đặc, dày và cứng cáp, đặc biệt là 4 cạnh góc. Tiếp theo là thanh nhựa dày ở các cạnh đáy, cạnh mặt sóng liên kết chặt chẽ tạo thành một khung sóng bền chặt, chịu sức nặng tốt. Bao quanh khung sóng là các đường gân chịu lực đan xen mà bạn có thể quan sát được ở tất cả các mặt sóng. Giữ cố định hình dạng sóng, chịu lực nén, lực kéo, sức nặng mà không bị biến dạng.
Đáy sóng
Mặt đáy sóng bằng phẳng, vẫn là các đường gân đan xen dày đặc để hàng hoá không chạm trực tiếp với mặt đất. Quan sát kỹ mặt đáy, thường thấy có các nút nhựa tròn. Các nút tròn này được sinh ra do khi nhựa lỏng thông qua ống dẫn đến khuôn ép. Khi ống dẫn nhựa rút ra khỏi mặt khuôn sẽ để lại nút tròn với kích thước bằng đường kính ống dẫn. Vì chi tiết này nằm ở mặt đáy nên sẽ không làm ảnh hưởng đến mỹ quan của sóng nhựa.
Các mặt sóng
Tuỳ thuộc vào loại sóng là hở hay bít mà các mặt sóng sẽ được gia công dạng lưới hay kín bít. Các mặt sóng tạo nên hình thù đặc trưng của sóng nhựa và tạo nên không gian lòng sóng bên trong. Lòng sóng là nơi chứa hàng hoá, thường có diện tích khá rộng, và bề mặt bằng phẳng.
Tay nắm
Tay nắm chính là phần đặc trưng nhất cho dòng sản phẩm công nghiệp này. Tay nắm trên sóng nhựa – khay nhựa có liên quan đến hành vi cầm nắm và sử dụng ở người dùng. Có 2 loại tay nắm là tay nắm liền mặt sóng và loại tay nắm rìa.
Tay nắm liền mặt sóng
Loại tay nắm này sử dụng bằng cách luồn lòng bàn tay qua tay nắm và nhấc sóng lên. Bằng cách này người dùng sử dụng được lực nhiều hơn nên có thể bưng, bê được một khối lượng lớn. Loại này nắm này thường xuất hiện ở các sóng có kích thước lớn, chứa khối lượng hàng cao.
Tay nắm rìa
Chi tiết tay nắm này nằm ở phía ngoài mặt sóng, được sử dụng bằng cách đưa các ngón tay móc vào khoang rỗng tay nắm và nhấc sóng lên. Loại này được sử dụng chủ yếu để kéo, hoặc nhấc hàng nhẹ. Vì nếu cần nâng khối lượng lớn sẽ khá đau tay và không chắc chắn. Tuy nhiên loại tay nắm rìa giúp tối đa được không gian chứa hàng hơn. Có thể chứa một lượng hàng nhiều, thậm chí là chất cao nhưng vẫn di chuyển được. Thông thường loại tay nắm rìa được thiết kế ở các loại sóng hở có kích thước < 1T9 và tất cả các loại sóng bít.
Đặc điểm của sóng nhựa khay nhựa
Các sóng cùng loại có thể xếp chồng lên nhau vừa vặn mà không bị đổ, nhưng không lọt lòng. Chính vì đặc điểm này mà sóng nhựa có thể sử dụng để lưu kho hàng hoá. Xếp hàng hoá lên nhau mà không sợ bị hư hỏng, đè bẹp. Tuy nhiên, sóng càng có kích thước nhỏ khả năng xếp chồng được nhiều hơn. Ví dụ: Sóng 1T0 có thể chồng lên nhau khoảng 20 sóng mà không bị nghiêng đổ. Nhưng sóng 5T4 chỉ có thể xếp khoảng 8-10 sóng. Thêm vào đó các sóng không cùng kích thước chiều cao, nhưng cùng loại kích thước dài và rộng thì cũng có thể chồng xếp lên nhau gọn gàng.
Công dụng – ứng dụng của sóng nhựa (thùng nhựa công nghiệp)
Sóng nhựa, thùng nhựa ngày càng được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, dược phẩm, mỹ phẩm, điện tử,…
Bởi cấu trúc chuyên dụng của sóng nhựa, phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau. Sóng nhựa – khay nhựa được sử dụng chủ yếu làm công cụ chứa, lưu kho và di chuyển hàng hoá tiện lợi.
Sóng nhựa được gia công từ 100% nhựa HDPE nguyên sinh đạt các tiêu chuẩn quy định về an toàn thực phẩm. Chất liệu nhựa cứng cáp, dẻo dai và bền bỉ, màu sắc đa dạng và tươi sáng. Cách điện, chịu nhiêt tốt, không bị ăn mòn, gỉ sét hay phản ứng với nưới, vi sinh vật, hoá chất,… Chính vì thế, sóng nhựa có thể hoạt động trong đa dạng các lĩnh vực khác nhau
Trong lĩnh vực thực phẩm
Sóng nhựa là công cụ chứa và phân loại hàng, sử dụng phổ biến trong thu hoạch nông sản, trái cây, chế biến thực phẩm, thuỷ hải sản. Là công cụ giúp vận chuyển thực phẩm an toàn và tiện lợi. Cũng là công cụ giúp trưng bày, bảo quản và lưu kho hiệu quả. Chịu nhiệt, làm việc tốt trong kho đông lạnh.

Trong lĩnh vực dược phẩm
Trong quy trình đóng gói và phân loại dược phẩm, dụng cụ y tế. Sóng nhựa của cũng một công cụ hỗ trợ đắc lực vừa an toàn vừa đạt được các tiêu chuẩn cần thiết.
Trong lĩnh vực mỹ phẩm
Chất liệu nhựa không mùi, kháng hoá chất và đạt được các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Vì thế chúng được lựa chọn sử dụng trong các khâu sản xuất, đóng gói và vận chuyển mỹ phẩm. Như sản xuất xà phòng, dầu gội thảo dược, kem dưỡng, son môi,… Lưu kho các nguyên liệu mỹ phẩm cần trong sản xuất.
Trong lĩnh vực sản xuất, may mặc, điện tử, logistics,…
Là một sản phẩm thường gặp nhất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy, xưởng gia công,… Sóng nhựa đóng vai trò đặc thù trong hầu hết các quy trình sản xuất. Trong sản xuất hạt điều, sóng nhựa hở được sử dụng trong các công đoạn sơ chế, ngâm nước tách vỏ lụa, phân loại hạt và đóng gói vận chuyển.

Trong may mặc, sóng nhựa là công cụ luân chuyển chi tiết, phụ kiện và sản phẩm trong nhà máy. Trong điện tử, sóng bít chứa các linh kiện, bảo quản và vận chuyển an toàn, tránh nhiễm điện, thấm nước. Là công cụ lớn giúp phân loại, điều phối và vận chuyển kiện hàng, bưu phẩm,… Cùng rất nhiều các lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Chứng mình sóng nhựa – khay nhựa là một sản phẩm đa ứng dụng và có ý nghĩa thiết thực trong đời sống- sản xuất.

Quy trình sản xuất sóng nhựa
Hiện nay, sóng nhựa được sản xuất theo quy trình 7 bước sau:
Bước 1: Chọn hạt nhựa nguyên sinh
Từ hạt nhựa nguyên sinh, các nhà sản xuất có thể tạo nên các sợi nhựa nguyên sinh, từ đó làm nên sản phẩm sóng nhựa chất lượng cao. Hiện nay hạt nhựa nguyên sinh được sử dụng phổ biến là HDPE hoặc PP.
Bước 2: Nhuộm màu hạt nguyên sinh
Nhằm giúp tạo ra màu sắc thích hợp, phục vụ công việc phân loại hàng hóa. Bước tiếp theo, nhà sản xuất sẽ tiến hành đổ màu vào hạt nguyên sinh, tiến hành nhuộm màu theo ý muốn.
Bước 3: Quay hạt nhựa nguyên sinh
Bước tiếp theo chính là tiến hành quay hạt nhựa nguyên sinh để có kích thước rút ra nằm trong khoảng 50mm. Ở bước này, nhà sản xuất phải đảm bảo nhựa có độ bền và dai thích hợp, đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất.
Bước 4: Trộn phụ gia thích hợp
Nhằm giúp sản phẩm bền bỉ hơn, tăng liên kết giữa hạt nhựa, nhà sản xuất cũng sẽ thêm phụ gia thích hợp vào.
Bước 5: Thêm chất làm cứng vào
Chất làm cứng được thêm vào sẽ giúp sóng nhựa thêm phần chắc chắn, khả năng chống va đập và tuổi thọ tốt hơn.
Bước 6: Đổ vào khuôn nhựa có sẵn
Ép khuôn nhựa là bước quan trọng nhằm giúp sản phẩm có kích thước, hình dạng, đặc điểm theo ý muốn, đáp ứng nhu cầu kê, lưu trữ các loại hàng hóa khác nhau.
Bước 7: Chỉnh sửa bavia
Đây là bước cuối cùng nhưng cũng cực kỳ quan trọng. Ở bước này, nhà sản xuất sẽ tiến hành chỉnh sửa bavia của sóng nhựa, nhờ đó đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Video sản xuất sóng nhựa công nghiệp tại nhà máy
Giá bán sóng nhựa – khay nhựa trên thị trường
Giá bán của sóng nhựa phù thuộc vào loại sóng và kích thước của chúng. Loại sóng nhựa bít thường có giá thành cao hơn so với sóng nhựa hở. Loại có bánh xe cũng sẽ có giá thành cao hơn, 1 bánh xe PA có giá khoảng 2.500đ – 3.500đ / bánh.
Giá thành của sóng nhựa sẽ tăng lên theo kích thước sóng. Sóng nhựa có kích thước nhỏ nhất là 1T (10cm) và cao nhất là 5T4 (54cm). Giá của sóng hở dao động từ 47.000đ – 416.000đ; Giá của sóng bít dao động từ 58.000đ – 157.000đ tuỳ kích thước. Để có được báo giá chính xác nhất về giá bán mỗi loại sóng nhựa, liên hệ Hotline Beli Group 0967.627.339 để được hỗ trợ, tư vấn, báo giá và giao hàng tận nơi.
Địa chỉ sản xuất sóng nhựa – khay nhựa tại TP.HCM
Nhà máy sản xuất nhựa chúng tôi nằm tại Bình Dương. Địa chỉ văn phòng làm việc tại 14/13 đường số 53, Phường 14, Gò Vấp. Chúng tôi nhận giao hàng toàn khu vực Tp.HCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh với chính sách hỗ trợ vận chuyển giúp tiết kiệm chi phí giao hàng. Nhà máy sản xuất đảm bảo cung ứng thường xuyên, liên tục, giá thành và chất lượng ổn định.
Xem thêm bài viết:
- Thông tin về pallet nhựa đặc 1 mặt kín
- Cách hàn pallet nhựa bị vỡ